Đau mỏi vai gáy là tình trạng rối loạn cơ xương rất phổ biến. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên đau mỏi vai gáy, trong đó do các bệnh lý tại vùng đốt sống cổ như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,... Nếu không được chữa kịp thời sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề.
Đau mỏi vai gáy là gì
Hiện tượng đau mỏi vai gáy là tình trạng cơ ở vùng vai gáy bị co cứng gây đau, kèm theo đó là hạn chế vận động của cổ, dẫn tới cổ cứng đờ. Bệnh đau mỏi vai gáy thường xuất hiện vào buổi sáng, khi thức dậy bỗng nhiên xuất hiện đau vùng cổ, vai, gáy.
Lúc đầu, bệnh nhân chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy gây ra hạn chế vận động vùng cổ, vùng đầu, khi quay đầu không được cảm thấy thoải mái, chỉ nghiêng sang phải hoặc sang trái mà không quay lại được phía sau. Lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dẫn tới cổ bị cứng đờ. Tình trạng đau mỏi vai gáy có thể xuất hiện một cách tự phát hoặc khi lao động nặng, mệt mỏi và căng thẳng hay bị nhiễm lạnh.
Hiện tượng đau vai gáy là dấu hiệu của rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
- Các nguyên nhân cơ học diễn biến cấp tình và triệu chứng có thể sẽ mất đi sau một vài ngày, thường gặp như:
- Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học: Các tư thế như ngồi, đứng, hay nằm ngủ không tốt, hoặc dùng máy tính quá lâu và dùng điện thoại nhiều giờ liền có thể gây đau mỏi sau gáy.
- Lao động nặng nhọc quá sức: Triệu chứng đau mỏi vai gáy chủ yếu xảy ra ở nhóm đối tượng lao động phổ thông, làm việc chân tay, thường xuyên khuân vác vật nặng hoặc làm việc quá sức.
- Tập luyện thể dục thể thao quá sức với cường độ mạnh, không hợp lý khiến cho vùng vai gáy giãn ra, đau mỏi trong thời gian dài.
- Chấn thương: Các chấn thương do tai nạn, va chạm mạnh và tác động trực tiếp đến vùng cổ vai gáy cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau mỏi vai gáy.
- Nếu nguyên nhân do các bệnh lý về xương khớp lại gây ra những biến chứng nặng nề. Do hậu quả của các bệnh lý ví dụ như thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, viêm khớp dạng thấp,...
Một số bài tập trị đau mỏi cổ vai gáy và các lưu ý
1. Chú ý khi bắt đầu các bài tập
- Nên đảm bảo rằng bạn không có những tổn thương phần cơ xương nào trước khi bắt đầu các bài tập.Khi đó, bạn có thể bắt đầu ngay để có thể giảm đau cứng vai gáy.
- Không áp dụng các bài tập này nếu cổ bạn đang hoặc yếu.
- Bạn nên luyện tập thường xuyên. Vì nghỉ ngơi hoặc bất động quá lâu (thường nhiều hơn 2 ngày) sẽ làm cho việc di chuyển các khớp, cơ trở nên khó khăn.
- Nếu động tác nào làm bạn đau hơn, bạn nên dừng lại và hỏi ý kiến bác sĩ.
2. Bài tập nào bạn có nên tập?
Những bài tập đơn giản sau đây có thể giúp bạn giảm cơn đau vai gáy.
Bài tập 1: Gập cổ:
- Đầu thẳng, nhìn về phía trước. Nghiêng đầu chậm về phía sau cho đến khi mắt nhìn lên trần nhà. Giữ vị trí này trong 5 giây. Quay trở lại vị trí bắt đầu.
- Từ từ gập đầu về phía trước cho đến khi cằm của bạn chạm ngực, mắt nhìn xuống nền nhà. Giữ vị trí này trong 5 giây. Quay trở lại vị trí bắt đầu và lặp lại. Làm điều này năm lần.
- Từ vị trí đầu và cổ thẳng, nghiêng cổ sang bên trái, hướng tai về phía vai. Giữ ở vị trí này 5 giây, sau đó về lại vị trí ban đầu trước khi nghiêng cổ về phía ngược lại. Lặp lại động tác này 5-10 lần.
Bài tập 2: Xoay đầu
- Đứng hoặc ngồi, đầu thẳng, mắt hướng về phía trước. Sau đó quay đầu sang bên trái, cằm ở trên vai trái. Giữ ở vị trí này 5 giây, sau đó về lại vị trí ban đầu.
- Chậm chậm xoay cổ về phía còn lại, cằm ở trên vai phải. Giữ trong 5 giây. Làm điều này năm lần mỗi bên.
- Ở tư thế chuẩn bị, đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước. Quay đầu sang vai phải, sau đó xoay chậm quanh cổ theo chiều kim đồng hồ, mũi vẽ thành đường tròn.
- Sau đó quay ngược lại, ngược chiều kim đồng hồ.
Bài tập 3: Duỗi căng cổ
- Giữ phần còn lại của cơ thể thẳng, đẩy cằm về phía trước, kéo dài cổ họng. Giữ trong 5 giây.
- Từ cùng một vị trí bắt đầu, đẩy cằm về phía sau và giữ trong 5 giây. Thực hiện các động tác tiến và lùi năm lần mỗi lần.
Bài tập 4: Xoay vai
Đứng, nâng vai thẳng lên và di chuyển chúng theo vòng tròn một chiều. Hạ vai và lặp lại.
Bài tập 5: Bài tập đối kháng: Các bài tập đối kháng giúp gia tăng độ khỏe mạnh cho các khối cơ ở cổ.
- Đầu thẳng, mắt nhìn về phía trước, dùng lòng bàn tay ấn vào trán, nhằm đưa đầu về phía sau.
- Dùng cơ cổ tạo lực hướng đầu về phía trước, chống lại chuyển động do tay tạo ra. Giữ tư thế đó trong 5 giây.
- Sau đó, đổi hướng, ấn lòng bàn tay của bạn vào phía sau đầu.
- Nhẹ nhàng đẩy đầu về phía sau, chống lại di chuyển do lực của tay tạo ra. Giữ ở vị trí đó trong 5 giây.
- Đặt tay trái của bạn ở một bên đầu trên tai của bạn. Nhẹ nhàng ấn đầu vào tay bạn trong khi giữ thẳng đầu.
- Làm điều tương tự với bàn tay phải của bạn.
Bài tập 6: Nâng đầu
- Nằm ngửa trên sàn nhà, với đầu gối gập và bàn chân phẳng trên sàn, nâng và hạ đầu.
- Đảm bảo vai không bị nâng.
- Có thể làm tập động tác này khi nằm nghiêng và nằm sấp.
Bên cạnh các bài tập này, các bài tập về cơ bắp cốt lõi có thể giúp giảm cơn đau vai gáy. Các cơ cốt lõi bao gồm: cơ bụng, lưng, và mông. Nếu cơ cốt lõi của bạn khỏe mạnh sẽ giúp bạn giữ đầu của bạn đứng thẳng, trong khi cơ ở cổ của bạn không phải hoạt động quá mức. Nên đi khám trước khi tập để loại bỏ khả năng bị chấn thương mà bạn không biết. Trong quá trình tập, nếu cảm thấy đau hơn, bạn nên tham vấn ý kiến các chuyên gia.
Đau vai gáy khá phổ biến nhưng thường không quá nghiêm trọng. Tình trạng này có thể hồi phục sau khoảng 4-6 tuần nếu luyện tập thường xuyên. Khi tình trạng được cải thiện, bạn có thể tập với tần suất, cũng như cường độ cao hơn. Thậm chí khi cơn đau đã được loại bỏ, bạn không nên ngừng tập.
Xem thêm: Cách trị đau vai gáy dứt điểm không cần dùng thuốc tại Lụa spa
Lụa Spa - Thân khỏe Tâm an.
Trụ sở chính: 486/21A Phan Xích Long, Phường 3, Quận Phú Nhuận TP.HCM
Liên hệ: 098 971 53 56
Website: luaspa.vn
Fanpage: https://www.facebook.com/luaspa.massagetrilieu