Hội chứng đau mỏi vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ. Từ đó, gây đau mỏi, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường là vào sáng sớm, khi người bệnh vừa ngủ dậy hoặc lúc khi làm việc, đặc biệt là các công việc văn phòng: đánh máy tính, cúi đọc văn bản, sử dụng thiết bị di động cầm tay… hay do lao động quá sức, làm việc sai tư thế… trong thời gian dài.
Đau mỏi vai gáy có thể xảy ra do nhiều yếu tố, trong đó nguyên nhân đau vai gáy phổ biến nhất là do các bệnh xương khớp vùng cổ, vai, gáy. Tuy nhiên, nhiều người cũng có thể bị đau vai gáy chỉ vì những nguyên nhân cơ học thông thường.
Bệnh lý cột sống cổ: thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa cột sống cổ…
Bệnh lý dây thần kinh: rối loạn chức năng dây thần kinh hoặc các dây thần kinh bị kéo dãn quá mức gây ra đau.
Bệnh lý khớp vai: đau vai gáy có thể là dấu hiệu của các tổn thương khớp vai, trật khớp vai, thoái hóa khớp vai…
Bệnh loãng xương: loãng xương làm cho xương trở nên giòn yếu và gây nên các cơn đau vai gáy.
Bệnh túi mật: sỏi mật xuất hiện khi túi mật không thể hoạt động bình thường, dẫn tới các cơn đau sau gáy hoặc giữa bả vai.
Tư thế: người bệnh ngồi, người xoa bóp đứng sau lưng người bệnh, hoặc người bệnh nằm người xoa bóp ngồi phía trên đầu người bệnh.Thoa bột talc hoặc dầu trơn một lớp vừa phải lên da vùng cổ vai.
Xoa: dùng các ngón tay di chuyển lướt trên da nhẹ nhàng theo vòng tròn từ cổ gáy đến vai 2 bên.
Day: dùng ngón tay cái ấn xuống da rồi di động chậm theo đường tròn từ cổ gáy đến vai bên đau.
Lăn: dùng các khớp bàn ngón tay vừa ấn vừa lăn vùng tam giác 3 huyệt: phong trì, đại chùy, kiên tĩnh.
Ấn các huyệt: phong trì, phong phủ, phế du, đốc du: dùng đầu ngón tay cái ấn vào huyệt, rồi giữ nguyên ngón cái khoảng 10 – 20 giây.
Bóp gáy, bóp vai: dùng ngón cái và các ngón kia ôm lấy khối cơ cổ gáy, cơ vai rồi bóp bằng 4 hoặc 5 ngón, vừa bóp vừa kéo thịt lên, không để thịt hoặc gân trượt dưới tay sẽ gây đau.
Vờn: dùng 2 bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, chuyển động 2 tay ngược chiều nhau, kéo cả da thịt người bệnh chuyển động theo, khối cơ lay động giữa 2 bàn tay.
Lá trầu không là vị thuốc nổi tiếng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến mẩn ngứa, tuy nhiên loại dược liệu này còn có công dụng rất tốt đối với chứng đau mỏi vai gáy. Theo Đông Y, lá trầu không có tính ấm, vị nồng, cay nên có tác dụng khu phong tán hàn, tiêu viêm, giảm đau nhức rất tốt.
Một số cách chữa đau mỏi vai gáy bằng trầu không:
Cách 1: Dùng 1 nắm lá trầu tươi, rửa sạch và giã nát. Chắt lấy nước cốt rồi hòa cùng chút dầu dừa, dùng hỗn hợp xoa bóp vùng bị đau. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, cơn đau sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Cách 2: Dùng lá trầu không, rễ lá lốt, rễ xấu hổ mỗi loại 5g khô. Đem tất cả sao vàng hạ thổ rồi nấu nước uống trong ngày. Lưu ý chỉ sử dụng rễ, tuyệt đối không dùng hoa hay hạt.
Cây hàm ếch còn có tên gọi khác là tam bạch thảo, đường biên ngẫu. Nghe tên có vẻ lạ nhưng nếu nhìn ảnh, chắc chắn chúng ta sẽ thấy loài cây này vô cùng quen thuộc. Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”, cố giáo sư Đỗ Tất Lợi có chia sẻ, cây hàm ếch chứa nhiều tinh dầu, với thành phần chủ yếu làm ethyl-n-nonyl ceton, dextrin, hyperin và izoquexitrozit. Ngoài tác dụng chữa các bệnh liên quan đến dạ dày, ruột, lở loét… cây hàm ếch còn đem lại rất nhiều lợi ích cho người bị đau mỏi vai gáy.
Cách sử dụng: Lấy khoảng 35gr cây hàm ếch khô, rửa sạch sau đó sắc với 700ml nước, đun cho đến khi còn 500ml thì chia làm 2 lần uống trong ngày. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể đun khoảng 1 lít nước và uống thay trà hàng ngày. Thường thì sau 1 tuần, bệnh nhân sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Muối là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của mọi nhà, nhưng có lẽ bạn chưa biết, muối còn có công dụng “thần kỳ” trong việc hạn chế sưng, viêm khớp. Trong trường hợp các khớp xương hoặc vai gáy đang bị viêm, sưng, dùng hỗn hợp ngải cứu – muối trắng sao nóng, chườm lên vùng bị đau sẽ giúp giảm sưng. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện bài thuốc dân gian này một cách dễ dàng.
Với cách làm như sau:
Cách chữa đau vai gáy tại nhà bằng cây ngô đồng là phương pháp khá mới lạ với nhiều người. Thế nhưng với những trường hợp đau mỏi vai gáy do nhiễm phong hàn, viêm khớp vai… thì vị thuốc này sẽ mang lại hiệu quả rất tốt. Tuy nhiên, tránh nhầm lẫn cây ngô đồng với cây ngô bắp mà chúng ta vẫn ăn. Ngô đồng có hai dạng chủ yếu là cây ngô đồng cảnh và cây ngô đồng thân gỗ (cao lớn như cây nhãn). Loài cây chúng ta đề cập là dạng cây thấp, thân thường phình to như cái lọ, gân lá tỏa tròn, cụm hoa màu đỏ, quả thường nổ mạnh, tung hạt đi rất xa nên thường “không trồng mà mọc”.
Cách sử dụng: Sắc khoảng 20g rễ cây ngô đồng với 1,5-2 lít nước và uống thay nước lọc hàng này. Lưu ý tuyệt đối không được sử dụng hạt hoặc quả của cây ngô đồng vì chúng rất độc.
Bên cạnh những cách chữa đau vai gáy tại nhà được chia sẻ phía trên, bệnh nhân cũng đừng nên bỏ qua bài thuốc từ mật ong và bột quế. Hai nguyên liệu này thực sự rất quen thuộc với những người bị đau xương khớp. Thậm chí, không ít nghiên cứu cũng đã chứng minh rằng sự kết hợp giữa mật ong và bột chính là phương pháp hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp đơn giản, an toàn và vô cùng hiệu quả.
Cách thực hiện:
Cách 1: Trộn bột quế và mật ong thành một hỗn hợp đặc sệt, sau đó đắp lên vùng vai gáy bị đau, massage nhẹ nhàng.
Cách 2: Pha 1 thìa bột quế, 1 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm. Khuấy đều và uống ngày 2 lần, vào buổi sáng và buổi tối. Áp dụng đều đặn trong 1 tháng, đảm bảo cơn đau mỏi vai gáy sẽ không cánh mà bay.
Lụa Spa - Thân khỏe Tâm an.
Trụ sở chính: 486/21A Phan Xích Long, Phường 3, Quận Phú Nhuận TP.HCM
Liên hệ: 098 971 53 56
Website: luaspa.vn
486/21A Phan Xích Long, Phường 3, Quận Phú Nhuận
Hotline: 0989 715 356
179A Hai Bà Trưng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3
Hotline: 0989 753 506
186 Nghĩa Phát, Phường 7
Hotline: 0967 022 239
Số 4 Đường 7A, Cư xá Bình Thới, Phường 8
Hotline: 0961 786 809
R133 Đường N2, Phường Thống Nhất, TP Biên Hoà, Đồng Nai
Hotline: 0333 838 183
Thôn 2, Xã Suối Rao, Huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu
Hotline: 0985908533